Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là cuộc họp của các cổ đông trong công ty cổ phần. Vậy họp Đại hội đồng cổ đông như thế nào là đúng luật? Trong phạm vi bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.
Họp Đại hội đồng cổ đông là gì?
Đại hội đồng cổ đông là cuộc họp của các cổ đông trong công ty cổ phần (thường diễn ra 01 năm 1 lần hoặc bất thường) để tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh qua một năm tài chính; biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển công ty trong những năm tới và giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển công ty. Bầu Chủ tịch hội đồng quản trị mới khi Chủ tịch hội đồng quản trị cũ đã hết nhiệm kì
Ai có quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông?
– Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
– Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.
– Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.
Cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
Cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách này được lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.
Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi nào?
– Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định). Riêng nghị quyết về các nội dung như loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh… phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành
– Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
– Thể thức/ hình thức biểu quyết tuân theo Điều lệ công ty.
– Nội dung cuộc họp phải ghi vào biên bản công ty và biên bản này phải được thông qua trước khi bế mạc cuộc họp.
Trên đây là nội dung bài viết Những điều cần biết về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mà Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi. 0967.59.1128 hoặc 024.665.65.366
Xem thêm:
Thành lập công ty cổ phần ? Tư vấn thành lập công ty cổ phần miễn phí
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy