Ngân sách nhà nước gồm những quản thu, chi đối với các dự án của quốc gia. Còn kho bạc giúp quản lí quỹ ngân sách Nhà nước.
Khái niệm kho bạc nhà nước
Kho bạc nhà nước (KBNN) là cơ quan thuộc hệ thống tài chính nhà nước có chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước.
Kho bạc nhà nước còn gọi là Ngân khố quốc gia, thực hiện chức năng quản lí tiền tệ của Nhà nước, quỹ ngân sách nhà nước, tài sản thuộc ngân sách nhà nước.
KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
– KBNN có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước
KBNN có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:
+ Soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật về quản lí quĩ ngân sách Nhà nước, các văn bản qui phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của Kho bạc Nhà nước.
+ Quản lí quĩ Ngân sách Nhà nước và các quĩ tài chính công khác bao gồm;
– Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách Nhà nước, bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và ngoài nước.
Thực hiện việc thu, nộp vào quĩ Ngân sách Nhà nước và thanh toán số thu ngân sách cho các cấp ngân sách theo qui định của Luật Ngân sách Nhà nước và của cấp có thẩm quyền.
– Thực hiện chi Ngân sách Nhà nước, kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật.
– Quản lí kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quĩ tài chính công và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, kí cược, kí quĩ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Quản lí các tài sản quốc gia quý hiếm được giao và quản lí tiền, tài sản các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước bao gồm:
– Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước.
Mở tài khoản tiền gửi (có kì hạn và không có kì hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thưương mại Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước.
– Tổ chức quản lí điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước tập trung thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm các nhu cầu thanh toán, chi trả của Ngân sách Nhà nước và các đối tượng giao dịch khác.
– Được sử dụng tồn ngân Kho bạc Nhà nước tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê và chế độ báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.
+ Thực hiện một số dịch vụ tín dụng theo qui định hoặc được uỷ thác.
+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí hệ thống thông tin trong toàn bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước.
KBNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức như sau:
– KBNN ở trung ương trực thuộc Bộ Tài chính.
– KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc KBNN trung ương.
– KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trên đây là bài viết về kho bạc nhà nước Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.