Bạo lực gia đình về tinh thần là gì? Quy định xử lý hành vi vi phạm. Hãy cùng Lawkey tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bạo lực gia đình về tinh thần
Dưới góc độ giải thích pháp luật, ta có thể hiểu:
– Bạo lực tinh thần là là hành vi bạo lực chủ yếu bằng lời nói hay kiểm soát các hoạt động trong gia đình gây ảnh hưởng nặng nề đối với tâm lý, tình cảm.
– Bạo lực tinh thần là một trong những hành vi bạo lực gia đình phổ biến bên cạnh bạo hành thể xác và tình dục.
>>Xem thêm: Bạo lực gia đình về tình dục là gì? Quy định xử lý hành vi vi phạm
>>Xem thêm: Bạo lực gia đình về kinh tế là gì? Quy định xử lý hành vi vi phạm
Các hành vi bạo lực gia đình về tinh thần
Căn cứ theo điểm b và c khoản 1 điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007:
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Quy định xử lý hành vi vi phạm
Xử lý hành chính
– Căn cứ theo khoản 1 và 2 điều 54 Nghị định 144/2021 NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
– Căn cứ theo khoản 1 và 2 điều 55 Nghị định 144/2021 NĐ-CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật
Xử lý hình sự
Căn cứ theo điều 155 Bộ luật hình sự 2015 xử lý về tội làm nhục người khác:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
>>Xem thêm: Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?
Trên đây là bài viết Bạo lực gia đình về tinh thần là gì? Quy định xử lý hành vi vi phạm Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.