Giải thể doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Các trường hợp giải thể doanh nghiệp và thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp ban.
Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể kinh doanh tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.
Như vậy, giải thể doanh nghiệp là một dạng rút lui tạm thời khỏi thị trường vì doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Đây là điều không người chủ doanh nghiệp nào mong muốn bởi mỗi doanh nghiệp đều là những đứa con tinh thần của họ.
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp;
– Công ty không còn đủ số thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Về điều kiện giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vuuj tài sản khác, đồng thời doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 202 và 203 Luật doanh nghiệp 2014 thì:
Thứ nhất, giải thể doanh nghiệp do kết thúc thời hạn hoạt động, theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp và do công ty không còn đủ số thành viên tối thiểu thì được thực hiện như sau:
1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
2. Thanh lý tài sản doanh nghiệp.
3. Gửi quyết định giải thể và biên bản họp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua.
4. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Thứ hai, giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể.
3. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến Các trường hợp giải thể doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi. 0967.59.1128 hoặc 024.665.65.366
Xem thêm:
Công ty TNHH một thành viên là gì ? Khái niệm và đặc điểm chi tiết
Các bước thành lập công ty theo quy định của pháp luật