Các vấn đề pháp lý với doanh nghiệp cần chú ý

vấn đề pháp lý với doanh nghiệp

Trong suốt quá trình từ trước khi thành lập doanh nghiệp đến đi vào hoạt động, thậm chí là giải thể, có rất nhiều vấn đề pháp lý với doanh nghiệp ví dụ như: thủ tục thành lập doanh nghiệp, các quy định về vốn điều lệ, số lượng thành viên,… Để hạn chế tối đa các tranh chấp xung quanh các hoạt động trên, các doanh nghiệp cần phải chú ý tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật ngay từ những bước đầu tiên.

1. Các vấn đề pháp lý với doanh nghiệp chuẩn bị thành lập

Các vấn đề pháp lý với doanh nghiệp chuẩn bị thành lập công ty bao gồm các vấn đề như sau:

– Hình thức doanh nghiệp

Tùy thuộc và mục đích, ngành nghề cũng như là số lượng thành viên, mỗi chủ thể kinh doanh sẽ lựa chọn cho mình một hình thức doanh nghiệp phù hợp nhất. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, các hình thức doanh nghiệp được thừa nhận tại Việt Nam bao gồm: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

– Xác định lĩnh vực kinh doanh

Phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh mà chủ thể kinh doanh hướng tới từ đó sẽ tìm ra được những ngành nghề kinh doanh phù hợp đối với doanh nghiệp.

– Vốn điều lệ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có một số ngành nghề kinh doanh không quy định về số vốn điều lệ cần góp, tuy nhiên cũng có một số ngành nghề có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu. Chẳng hạn, đối với ngành nghề Bán hàng đa cấp là 10 tỷ, Kinh doanh bất động sản là 20 tỷ,… Ngoài ra số vốn điều lệ còn là cơ sở để cơ quan nhà nước thu thuế môn bài hàng năm của doanh nghiệp.

– Tên doanh nghiệp

Việc đặt tên cho doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và được quy định cụ thể tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

– Trụ sở chính doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) (Theo Luật Doanh nghiệp 2014).

2. Các vấn đề pháp lý với doanh nghiệp đã thành lập, đang hoạt động

– Các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số. Cổ đông thiểu số đang ngày càng được quan tâm và bảo vệ trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, điển hình là Luật Doanh nghiệp năm 2014.

– Các tranh chấp liên quan đến  hoạt động của bộ máy quản trị nội bộ, ban điều hành công ty.

– Các vấn đề về tranh chấp cổ phần, cổ phiếu hay tổ chức cơ cấu bộ máy doanh nghiệp.

– Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, sang tên doanh nghiệp.

– Các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế bảo vệ môi trường,…

– Các tranh chấp về tài sản , đặc biệt là tài sản sở hữu trí tuệ.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý với doanh nghiệp được LawKey gửi đến quý khách hàng. Để biết thêm các thông tin chi tiết về quy chế thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, bạn đọc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí:

Địa chỉ: Phòng 1704, tầng 17 tòa nhà B10B KĐT Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: (024).665.65.366    Hotline: 0967.59.1128

Email: contact@lawkey.vn        Facebook: LawKey – Chìa khóa pháp luật

>>> Xem thêm: Thủ tục nộp hồ sơ dự thầu qua mạng

Điều kiện kinh doanh dịch vụ spa mới nhất