Loại hình dịch vụ spa, chăm sóc sắc đẹp ngày càng trở nên phổ biến với người dân đặc biệt là chị em phụ nữ. Đây là một mảng kinh doanh mới tại Việt Nam, vậy những điều kiện kinh doanh dịch vụ spa theo pháp luật hiện hành là như thế nào?
Sau đây là những tư vấn của công ty luật Lawkey về điều kiện kinh doanh dịch vụ spa đúng luật mới nhất.
Văn bản pháp luật điều chỉnh về điều kiện kinh doanh dịch vụ spa:
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh ngiệp;
Luật sửa đổi phụ lục 4 danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh;
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh trật tư đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Nội dung chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ spa:
Dưới đây là nội dung về chủ thể được quyền kinh doanh dịch vụ spa và các điều kiện để hoạt động kinh doanh dịch vụ spa hợp pháp:
1. Chủ thể có quyền kinh doanh dịch vụ spa:
Theo quy định các chủ thể có quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ spa bao gồm:
Hộ kinh doanh
Doanh nghiệp (DNTN, Công ty Hợp Danh, Công ty TNHH, Công Ty Cổ Phần)
Các bước đăng ký dịch vụ spa, làm đẹp:
Bước 1: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc đăng ký thành lập công ty
Chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp ở trên (Có xoa bóp hoặc không có xoa bóp tùy vào nhu cầu điều kiện của chủ thể);
Bước 2: Hoàn thành các điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
Sau khi được cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chủ cơ sở kinh doanh cần thực hiện thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự và chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự đối với hoạt động xoa bóp (massage) được phân tích ở dưới. Sau đó thông báo đủ điều kiện về sở y tế nơi cơ sở đặt trụ sở để bắt đầu hoạt động.
2. ĐIều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ spa:
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về việc hệ thống ngành nghề kinh doanh thì các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm:
9631: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm:
– Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi
– Cắt, tỉa và cạo râu;
– Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).
9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…);
Theo đó điều kiện kinh doanh Spa (chăm sóc sắc đẹp), Xoa bóp, massage cần đáp ứng đủ những yêu cầu sau:
Điều kiện về an ninh, trật tự:
Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo nghị định số 96/2016/NĐ-CP;
Điều kiện về chứng chỉ hành nghề đối với hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh như sau:
Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP,quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ spa, dịch vụ xoa bóp, cụ thể:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh dịch vụ spa:
a) Địa điểm cơ sở kinh doanh phải là địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
b) Các phòng xoa bóp phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;
– Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.
c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.
2. Điều kiện về thiết bị tại cơ sở kinh doanh dịch vụ spa:
a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;
c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.
3. Điều kiện về nhân sự của cơ sở kinh doanh dịch vụ spa:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.
4. Thời hạn thông báo đủ điều kiện
Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Trên đây là thông tin chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ spa. Để tránh các rủi ro pháp lý, đề nghị quý khách tham khảo các dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi:
Công ty Luật LawKey – Phòng 1704 tầng 17 tòa B10B, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Cùng chuyên mục: Thủ tục nộp hồ sơ dự thầu qua mạng