Tối huệ quốc là gì? Biện pháp tự vệ và nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc giữa các quốc gia được quy định theo pháp luật hiện hành như thế nào?
WTO
Biện pháp tự vệ và nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc
Biện pháp tự vệ là gì?
Theo Điều 1 Hiệp định về tự vệ: các biện pháp tự vệ sẽ được hiểu là những biện pháp được quy định trong Điều XIX Hiệp định GATS 1994. Điều XIX.1(a) quy định: Nếu do hậu quả của những diễn biến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.
Nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) là một hiệp định của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó. Các nguyên tắc trong Hiệp định này áp dụng bắt buộc đối với tất cả các nước Thành viên WTO. GATS quy định một tập hợp các nghĩa vụ chung mà tất cả các quốc gia thành viên phải tuân thủ trong đó có nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MNF).
Đây là nguyên tắc cơ bản của WTO dựa trên cam kết mà một nước dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các quốc gia khác.
Theo quy định của GATS, các nước thành viên WTO phải đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước thành viện khác theo cách thức như nhau. Mỗi thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.
Tuy nhiên, nguyên tắc MFN có một số ngoại lệ sau:
+ Theo cam kết riêng của từng nước trong WTO: đây là trường hợp nước gia nhập thành công trong đàm phán thực hiện nghĩa vụ này trong một số dịch vụ hoặc trường hợp cụ thể trong một số năm.
+ Theo các Thỏa thuận khu vực hoặc các Hiệp định thương mại tự do: các cam kết trong những Văn kiện này được ưu tiên áp dụng và do đó các nước thành viên áp dụng những Thỏa thuận hay Hiệp định này có thể cho nhau hưởng đối xử ưu đãi ở mức cao hơn so với các nước thành viên WTO không tham gia Thỏa thuận hay Hiệp định này.
>> Xem thêm: Luật Thương mại
Trên đây là bài viết về biện pháp tự vệ và nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.