Những quy định xử lý việc cản trở thăm non con cái sau khi ly hôn. Hãy cùng Lawkey tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Quyền thăm nom sau khi ly hôn
Căn cứ theo khoản 3 điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
1. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Quy định xử lý
Căn cứ theo điều 56 Nghị định 144/2021 NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
>> Xem thêm: Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?
Trên đây là bài viết Quy định xử lý việc cản trở thăm non con cái sau khi ly hôn
Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.