Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

Doanh nghiệp, hợp tác xã muốn kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy những điều kiện đó là gì? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 10/2010/NĐ-CP, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô phải đáp ứng những điều kiện sau:

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

– Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.

– Đăng ký mã số thuế với cơ quan Thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh; thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định. Thành viên hợp tác xã khi tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.

– Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải:

  • Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe đnh kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Đảm bảo các quyền lợi của hành khách theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;
  • Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có hợp đồng hợp tác.

– Ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng phần mềm trong công tác quản lý phương tiện, quản lý lái xe, lưu trữ hồ sơ, vé điện tử, hóa đơn điện tử, niêm yết thông tin trên phương tiện, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của hành khách theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lp camera.

Thứ hai, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

– Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

– Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.

– Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe:

  • Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.
  • Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải. Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
  • Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe, giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.

– Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.

– Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

– Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm.

Lưu ý: Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).

Trên đây là nội dung bài viết Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi.

Xem thêm:

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

Quy định pháp luật hiện hành về đổi giấy phép lái xe