Những hình thức đầu tư phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Hình thức đầu tư

Đối với nền kinh tế thị trường thì hoạt động đầu tư kinh doanh là hoạt động không thể thiếu. Vậy những hình thức đầu tư phổ biến là gì?

Hình thức đầu tư

Khái niệm

Hình thức đầu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo qui định pháp luật.

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, các hình thức đầu tư đã được nhất thể hóa thành một khung pháp lí áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Điều này xuất phát từ tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam ngày càng sâu rộng.

Phân loại hình thức đầu tư

Theo Luật Đầu tư năm 2014, các hình thức đầu tư bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Tiếp cận dưới góc độ lí luận, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một hình thức đầu tư trực tiếp. 

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là việc các nhà đầu tư bỏ vốn và tài sản vào thành lập mới doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ để nắm quyền quản trị của tổ chức kinh tế đang hoạt động. Đây là hình thức đầu tư phổ biến và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Hàng năm, số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới liên tục tăng. Theo nguyên tắc bình đẳng, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều có quyền thành lập tổ chức kinh tế để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh nói riêng và hợp đồng thường nói chung.

Căn cứ vào số lượng nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được phân loại thành hai nhóm: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế một chủ sở hữu và đầu tư thành lập kinh tế nhiều chủ sở hữu.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Có nghĩa, việc góp vốn, mua cổ phần diễn ra khi tổ chức kinh tế đã tồn tại. Việc góp vốn, mua cổ phần không nhằm mục đích thành lập doanh nghiệp mà hướng tới mục tiêu mở rộng qui mô (tăng vốn điều lệ) hoặc chỉ thay đổi nhà đầu tư trong tổ chức kinh tế.

Với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư không tốn nhiều thời gian, công sức và tài chính để thành lập một tổ chức kinh tế mới mà chỉ cần bỏ một nguồn vốn nhất dịnh là đã trở thành thành viên của công ty. Tư cách thành viên đem lại cho nhà đầy tư quyền quản lí, quyền hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ vốn góp trong tổ chức kinh tế.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Tại Việt Nam, hợp đồng đối tác công tư được tiếp cận là một hình thức đầu tư (gọi tắt là hợp đồng PPP – public private partnership), là hợp đồng được kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lí và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp, mở rộng, quản lí và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Chính phủ qui định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP. Như vậy, hợp đồng PPP là thỏa thuận hơp tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cở sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay hợp đồng BCC, Business Cooperation Contract) là hợp đồng được kí kết giữa nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Thủ tục thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

 Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014 như sau:

– Dự án chịu ảnh hưởng, tác động lớn đến môi trường hoặc có nguy cơ tiềm ẩn các khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lớn hơn hoặc bằng 50 héc ta; rừng phòng hộ đầu nguồn lớn hơn hoặc bằng 50 héc ta; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường lớn hơn hoặc bằng 500 héc ta; rừng sản xuất lớn hơn hoặc bằng 1.000 héc ta.

– Sử dụng đất mà có yêu cầu thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước theo quy định là từ hai vụ trở lên với quy mô lớn hơn hoặc bằng 500 héc ta;

– Thực hiện việc di dân tái định cư lớn hơn hoặc bằng 20.000 người tại khu vực miền núi, và lớn hơn hoặc bằng 50.000 người tại các vùng khác;

– Dự án mà có yêu cầu cần phải áp dụng các cơ chế và chính sách đặc biệt cần khi được Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án như sau:

+ Các dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

-) Di dân tái định cư lớn hơn hoặc bằng 10.000 người tại miền núi, lớn hơn hoặc bằng 20.000 người tại vùng khác;

-) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

-) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

-) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

-) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

-) Sản xuất thuốc lá điếu;

-) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

-) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

+ Dự án không thuộc các trường hợp vừa nêu trên có quy mô vốn đầu tư lớn hơn hoặc bằng 5.000 tỷ đồng.

+ Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;

+ Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

-) Dự án quy định Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông hình thức qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

-) Dự án có sử dụng các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật hiện hành về chuyển giao công nghệ.

-) Dự án đầu tư quy định nêu trên nếu thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Trên đây là bài viết về những hình thức đầu tư Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.