Phân biệt chế định chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước?

Phân biệt chế định chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước?

Thuật ngữ chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước rất quen thuộc. Nhưng sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì?

Khái niệm chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách Nhà nước?

Chấp hành ngân sách Nhà nước là quá trình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua theo những trật tự, nguyên tắc luật định. Chấp hành ngân sách, về bản chất kinh tế là việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính thực tế được ghi nhận trong dự toán ngân sách Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông qua (kế hoạch tài chính).

Quyết toán ngân sách là giai đoạn cuối cùng của quá trình ngân sách, đây cũng là hoạt động của tất cả các chủ thể có liên quan đến quá trình xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch ngân sách Nhà nước trong năm thực hiện. Các cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, hội đồng nhân dân) xem xét việc thực hiện, tính đúng đắn của dự toán ngân sách Nhà nước đã được xây dựng và thông qua; việc thông qua quyết toán ngân sách cũng giúp các cơ quan này đánh giá tính hiệu quả, trên cơ sở đó lựa chọn phương án sử dụng công cụ ngân sách Nhà nước một cách tốt nhất. Các cơ quan hành pháp thực hiện quyết toán ngân sách để rút ra những bài hocjc ho công tác xây dựng, chấp hành ngân sách trong giai đoạn tiếp theo.

Phân biệt chế định chấp hành ngân sách và chế định quyết toán ngân sách Nhà nước?

Tiêu chí

Chấp hành ngân sách

Quyết toán ngân sách

Bản chất

Là quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước sau khi các cơ quan có thẩm quyền thông qua.

Là giai đoạn cuối cùng của quá trình ngân sách, là hoạt động báo cáo kế toán về kết quả chấp hành ngân sách nhà nước hằng năm của chính quyền các cấp và các đơn vị trực thuộc.

Chủ thể tham gia

Các chủ thể tham gia vào hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước:

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan tài chính các cấp; Cơ quan thu như cơ quan hải quan, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước,…

Các chủ thể tham gia vào hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước:

Quốc hội; Uỷ ban kinh tế; Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp , hội đồng nhân dân các cấp; Các cơ quan trong hệ thống tài chính; Các đơn vị sử dụng ngân sách; Các đơn vị sự nghiệp có thu.

Trình tự, thủ tục

Gồm 3 trình tự, thủ tục:

1. Trình tự, thủ tục tiến hành phân bổ ngân sách nhà nước trong giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước.

2. Trình tự, thủ tục chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước.

3. Trình tự, thủ tục chấp hành chi ngân sách nhà nước.

Bước 1: Lập bản quyết toán và thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán.

Bước 2: Tổng hợp, thẩm định quyết toán của các cấp ngân sách.

Bước 3: Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Căn cứ

– Mọi khoản chi phải được thực hiện và căn cứ theo đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục do Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan quy định.

– Việc thực hiện mọi khoản chi của cơ quan chi phải tiến hành thông qua tài khoản của các cơ quan, đơn vị mở tại Kho bạc nhà nước.

– Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về chế độ thu ngân sách, các chỉ tiêu tài chính, các định mức chi tiêu tài chính được áp dụng chung cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

– Căn cứ vào các chỉ tiêu được phân bổ trong dự toán ngân sách nhà nước.

– Căn cứ vào Mục lục ngân sách áp dụng cho tưởng đối tượng quyết toán ngân sách.

– Căn cứ vào chứng cứ, tài liệu thực tế chứng minh kết quả chấp hành ngân sách nhà nước.

Trên đây là bài viết về phân biệt chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.