Tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật

Tạm ngừng kinh doanh giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn. Vậy tạm ngừng kinh doanh là gì? Tạm ngừng kinh doanh theo quy định trong các văn bản pháp luật?

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty uy tín

Các trường hợp phải tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh được quy định tại Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh do chính doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền:

– Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. 

Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:

+ Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

+ Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.

>>> Xem thêm: Tạm ngừng kinh doanh là gì

Trên đây là nội dung tư vấn tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.