Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

Công ty hợp danh có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Hai loại thành viên này có những điểm giống và khác nhau thế nào? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.

Điểm tương đồng 

– Đều thực hiện góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kêt và là thành viên trong công ty hợp danh;

– Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty và được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.

– Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

– Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình kinh doanh của công ty, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Điểm khác biệt 

Tiêu chí Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
Tư cách Bắt buộc phải là cá nhân Có thể là cá nhân hoặc tổ chức
Số lượng Tối thiểu là 2 thành viên, không hạn chế số lượng tối đa Có thể có hoặc không, không hạn chế số lượng
Góp vốn Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty.
Quyền và nghĩa vụ

1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:

– Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty.

– Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty.

– Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty.

– Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó.

– Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết.

– Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.

– Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.

– Thành viên hợp danh chết thì người thừa kế được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty và có thể trở thành thành viên hợp danh. 

– Các quyền khác.

2. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:

– Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty.

– Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật.

– Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

– Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty.

– Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ.

– Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ.

– Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin cho thành viên có yêu cầu.

– Các nghĩa vụ khác.

1. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:

– Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.

– Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty.

– Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty cũng như các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty.

– Tự do chuyển nhượng phần vốn góp.

– Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty.

– Định đoạt phần vốn góp của mình trong công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty.

– Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.

– Các quyền khác.

2. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

– Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.

– Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.

– Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên.

– Các nghĩa vụ khác.

Trách nhiệm Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình về các khoản nợ của công ty Chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Hạn chế quyền

– Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

– Việc chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Không bị hạn chế

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi. 0967.59.1128  hoặc  024.665.65.366

Xem thêm:

Hồ sơ, thủ tục thành lập Công ty Hợp danh

Quy định pháp luật về Doanh nghiệp tư nhân hiện nay