Vốn chủ sở hữu? Những quy định pháp luật liên quan

Vốn chủ sở hữu? Những quy định pháp luật liên quan

Khi mở doanh nghiệp chúng ta nghe rất nhiều thuật ngữ về vốn, trong đó có vốn chủ sở hữu. Vậy vốn chủ sở hữu (VCSH) là gì?

Vốn đầu tư (hay vốn góp) của chủ sở hữu

Là số vốn đầu tư của cổ đông.

Bao gồm:

+ VCSH (hay vốn cổ phần): Là số vốn góp thực tế của cổ đông, được quy định trong điều lệ công ty. Theo quy định, đối với công ty cổ phần, số vốn góp sẽ được ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu.                                

+ Thặng dư vốn cổ phần: Số tiền doanh nghiệp thu được từ chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu

VCSH là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.

VCSH là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị ngừng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.

Hiểu đơn giản thì VCSH sẽ bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu gồm những dạng nào?

VCSH gồm những dạng: Vốn góp, lợi nhuận từ kinh doanh, vốn từ nguồn khác, chênh lệch đánh giá tài sản.

Vốn góp: Vốn góp được hiểu là số vốn thực tế của các cổ đông và được tính theo mệnh giá cổ phiếu. Tài sản của vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sở hữu đất, giá trị quyền sở hữu….Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, thời gian phải đăng ký cổ phần góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lợi nhuận từ kinh doanh: Đây là yếu tố được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn kinh doanh thu lại lợi nhuận mà sau khi đã trừ chi phí. Đó là khoảng chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động.

Vốn từ nguồn khác: Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn bằng cách phát triển vốn ban đầu, phát hành cổ phiếu, huy động vốn từ ngân hàng, phát hành trái phiếu…

Chênh lệch đánh giá tài sản: Chênh lệch đánh giá tài sản là các con số phản ánh sự chênh lệch do doanh nghiệp đánh giá tài sản cố định, bất động sản, các hàng tồn kho… vào bảng kế toán. Do đó, khi hoạch định vào bảng thống kê tài chính về VCSH, doanh nghiệp cần đánh giá lại tài sản góp vốn từ các thành viên của công ty.

Vốn chủ sở hữu tăng, giảm khi nào?

Theo thông tư 133/2016 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp được hạch toán VCSH tăng giảm trong các trường hợp sau:

Giảm

VCSH giảm khi gặp các trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu vốn;

+ Cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá;

+ Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động; 

+ Phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của các cấp thẩm quyền; 

+ Hủy bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần).

Tăng

+ Chủ sở hữu góp thêm vốn

+  Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, từ các quỹ thuộc VCSH.

+ Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá

+ Giá trị của quà biếu, tài trợ, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương và được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng VCSH.

Trên đây là bài viết về VCSH Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.