Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập đều phải có vốn điều lệ, nhưng không phải tất cả doanh nghiệp nào cũng có vốn pháp định. Vốn điều lệ và vốn pháp định có những điểm khác nhau cơ bản, chỉ một số ít doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành quy định bắt buộc phải có vốn pháp định. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã không đề cập đến vốn pháp định với mục đích thực thi hóa quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
1. Vốn điều lệ
*Khái niệm:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. (Luật Doanh nghiệp năm 2014)
* Đặc điểm
– Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
– Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/ tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…
– Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;
+ Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
+ Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
2. Vốn pháp định
Như đã đề cập ở trên, hiện tại Luật Doanh nghiệp không còn quy định vốn pháp định khi thành lập công ty, tuy nhiên trong những văn bản dưới luật vẫn đề cập đến loại vốn này, vì vậy vẫn cần tìm hiểu thêm để thấy được sự khác nhau giữa 2 loại vồn để không bị nhầm lẫn trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
*Khái niệm
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp năm 2005)
*Đặc điểm
Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp;
– Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành;
– Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang có chiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề.
VD: Vận tải hàng không, chứng khoán, bảo hiểm, tổ chức tín dụng, ngân hàng……cũng cần vốn pháp định khi thành lập.
3. Điểm khác nhau giữa vốn điều lệ và vồn pháp định
Doanh nghiệp dư định thành lập có những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, thì vốn góp vào doanh nghiệp khi thành lập của các thành viên, cổ đông sáng lập tối thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành nghề có điều kiện đó. Vốn góp đó phải được xác nhận bằng văn bản của tổ chức tín dụng, ngân hàng nếu góp bằng tiền mặt, nếu vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, … thì các thành viên lập biên bản thỏa thuận hoặc thuê các cơ quan có chức năng định giá độc lập.
Doanh nghiệp kinh doanh ngoài các ngành nghề nêu trên, khi thành lập không bắt buộc số vốn tối thiểu là vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Mọi thắc mắc cần tư vấn và yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ LawKey.
>>> Xem thêm: Chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước