Chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước

Chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước

Khối doanh nghiệp nhà nước là một phần của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Bởi vì là doanh nghiệp nhà nước do nhà nước nắm giữ một phần hoặc toàn bộ vốn nên có những quy định riêng dành cho khối doanh nghiệp này. Chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước là một chế định mà chắc hẳn không nhiều người hiểu rõ.

1. Chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước là gì?

  • Chủ tịch hội đồng thành viên là người quản lý doanh nghiệp;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty của công ty mình và các doanh nghiệp khác.

2. Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước

Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên;
  • Chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến Hội đồng thành viên;
  • Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên;
  • Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lý điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
  • Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu không thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình.

3. Trách nhiệm của chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước

Chủ tịch Hội đồng thành viên có trách nhiệm sau:

  • Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty.
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và Nhà nước.
  • Trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ, tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà mình và người có liên quan làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.
  • Chấp hành các nghị quyết của Hội đồng thành viên.
  • Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi có nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
  • Trường hợp phát hiện thành viên Hội đồng thành viên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Hội đồng thành viên có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

4. Điều kiện để trở thành chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước

Để đáp trở thành chủ tịch hội đồng thành viên thì phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Là người có năng lực dân sự theo quy định của luật dân sự 2015.
  • Được Hội đồng thành viên công ty bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty.
  • Có đủ năng lực, kinh nghiệm, trình độ học vấn theo quy định.
  • Đáp ứng các điều kiện pháp luật chuyên ngành đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Chủ tịch hội đồng thành viên là người không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.

Cụ thể, khoản 2 Điều 18 có quy định như sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trên đây là các thông tin cơ bản về chủ tịch hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước.

>>> Xem thêm: Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên