Ban đang tìm hiểu về thủ tục ly hôn đơn phương và bạn không biết sẽ phải tiến hành nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu? Xin được giới thiệu bài viết về sau.
Trong trường hợp hai vợ chông không cùng hộ khẩu
Căn cứ tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
….
Như vậy, rõ ràng Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo thủ tục sơ thẩm. Bởi vậy, nếu hai vợ chồng không cùng hộ khẩu sẽ không ảnh hưởng đến việc nộp đơn xin ly hôn đơn phương của một trong hai vợ chồng.
Bởi vậy mà, Người có yêu cầu xin ly hôn đơn phương lúc này phải gửi đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Trường hợp chỉ có sổ tạm trú, tạm vắng
Việc đi làm ăn xa hoặc vì lý do cá nhân không cư trú tại nơi có hộ khẩu thường trú mà chỉ có sổ tạm trú nhưng nhu cầu ly hôn thì không kể thời điểm hay địa điểm. Lúc này, nơi nộp đơn ly hôn cũng được đảm bảo nhưu nêu trên nói rõ khi yêu cầu ly hôn, vợ hoặc chồng sẽ nộp đơn tại Tòa án nơi người còn lại cư trú, làm việc.
Nơi cư trú làm việc ở đây được hiểu là chỗ ở hợp pháp mà người này thường xuyên sinh sống(Theo Điều 12 Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013). Và nơi cư trú của một người chính là nơi người đó đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú.
Bởi vậy, khi chỉ có sổ tạm trú thì người có nhu cầu nộp đơn giải quyết ly hôn tại nơi bị đơn cư trú.
Khi không xác định được nơi cư trú của đối phương?
Có thể hiểu được đây là trường hợp đối phương không chịu hợp tác làm thủ tục ly hôn. Việc xác định Tòa án sẽ được xác định theo các phương thức sau:
- Nếu không xác định được nơi bị đơn cư trú thì có thể liên hệ và nộp hồ sơ tại Tòa án nơi người này làm việc;
- Nếu không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
- Nếu do bị đơn mất tích mà không xác định được nơi cư trú thì bắt buộc phải yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích. Bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Như vậy, tùy từng trường hợp lý do không xác định được nơi cư trú mà việc xác định Tòa án cũng có sự khác nhau.
Khi đối phương là người nước ngoài
Căn cứ tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa:
- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
- Nếu người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài nhưng không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm ly hôn nhưng hai vợ chồng không có nơi thường trú chung.
Hơn nữa tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn nếu có:
- Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;
- Cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Do đó, với các cụ án có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là tư vấn của Lawkey về câu hỏi nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu?
>>> Xem thêm: Là hộ nghèo có được miễn án phí hay không?