Quy định về quảng cáo thực phẩm

Quy định về quảng cáo thực phẩm

Quảng cáo là cách để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình đến người tiêu dùng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quảng cáo sản phẩm là thực phẩm? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau:

1. Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 thì quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Các loại thực phẩm phải đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo.

2. Những quy định đối với nội dung quảng cáo thực phẩm

Ngoài phải đảm bảo các quy định về nội dung quảng cáo giống như các loại quảng cáo khác thì nội dung quảng cáo thực phẩm còn phải đảm bảo các quy định như sau:

+ Nội dung quảng cáo phải được đăng ký với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

+ Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm.

+ Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để làm quảng cáo thực phẩm.

+ Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần lưu ý:

  • Nội dung quảng cáo phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
  • Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo nêu trên; trường hợp với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc khuyến cáo nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

3. Các bước cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;

Bước 2: Xử lý hồ sơ và thông báo kết quả:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn này được tính từ ngày đóng dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị;

Bước 4: Ra thông báo:

Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm;

Tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

4. Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo:

Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

+ Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo;

+ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Mu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Kịch bản dự kiến quản cáo đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có mẫu nội dung dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Tài liệu khoa học chứng minh đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

>>> Xem thêm: Những quy định chung về kinh doanh rượu