Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện khi giải thể, phá sản doanh nghiệp

Giải thể, phá sản doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi trong kinh doanh thương mại. Vậy hồ sơ, thủ tục để chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện khi giải thể, phá sản doanh nghiệp là gì? Công ty luật Lawkey xin gửi bạn đọc những thông tin hữu ích sau:

Thành phần hồ sơ

Khi có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện thì công ty phải nhanh chóng thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đó đặt trụ sở.

Việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của công ty ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện ở nước ngoài thì công ty phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Trường hợp văn phòng đại diện được thành lập trong nước:

1. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện (mẫu Phụ lục II-22 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);

2. Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;

3. Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

4. Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

5. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;

6. Con dấu của văn phòng đại diện (nếu có);

7. Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với văn phòng đại diện (mẫu Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (kê khai thông tin về doanh nghiệp theo Giấy đề nghị bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);

8. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;

9. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Trường hợp văn phòng đại diện được thành lập ở nước ngoài:

1. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện ở nước ngoài (mẫu Phụ lục II-23 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);

2. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở (hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở, khi thực hiện thông báo chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Để được giải quyết vấn đề giải thể, phá sản doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất xin liên hệ hotline của Công ty luật Lawkey. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn Dịch vụ giải thể, phá sản doanh nghiệp trọn gói, giá phí tốt nhất trên thị trường.