Hóa đơn điện tử hợp pháp và hóa đơn điện tử không hợp pháp

Hóa đơn điện tử hợp pháp và hóa đơn điện tử không hợp pháp

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bng phương tiện điện tử. Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP đến cuối năm 2020 tất cả doanh nghiệp sẽ sử dụng hóa đơn điện tử. Trong bai viết dưới đây, Lawkey sẽ phân tích về hóa đơn điện tử hợp pháp và không hợp pháp.


1. Hóa đơn điện tử hợp pháp

Theo Điều 9 Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử hợp pháp là hóa đơn điện tử đáp ứng các điều kiện sau đây:

Hóa đơn điện tử có các nội dung như sau:

Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;

+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; người mua (nếu người mua có mã số thuế);

+ Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;

+ Tổng số tiền thanh toán;

+ Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán; người mua (nếu có);

+ Thời điểm lập hóa đơn điện tử;

Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mi ln giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khi lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

+ Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

+ Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

– Đối với hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế và đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

+ Không bắt buộc có chữ ký số;

+ Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

>>> Xem thêm: Lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp

2. Hóa đơn điện tử không hợp pháp

Hóa đơn điện tử không hợp pháp là hóa đơn không đáp ứng được các điều kiện trên đây hoặc thuộc các trường hợp sau đây:

– Sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn điện tử khi không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử khi chưa có mã của cơ quan thuế để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế cho người mua sau khi có thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
– Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử là việc lập khống hóa đơn điện tử; dùng hóa đơn điện tử của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; lập hóa đơn điện tử phản ánh giá trị thanh toán thấp hơn thực tế phát sinh; dùng hóa đơn điện tử quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.

Trên đây là nội dung bài viết Hóa đơn điện tử hợp pháp và hóa đơn điện tử không hợp pháp, LawKey gửi đến bạn đọc, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán thuế vui lòng liên hệ LawKey.